Diễn đàn lý luận

Bài thơ "Không đề 2" của Hoàng Hữu

Đào Vĩnh
Tác phẩm và dư luận
19:23 | 30/10/2024
Baovannghe.vn - ​​Bài thơ có chủ đề một cuộc chia li đôi lứa. Nhân vật nam - đại từ “tôi” là bên bị động, nhận trực tiếp sự đau đớn
aa

KHÔNG ĐỀ 2

Bài thơ "Không đề 2" của Hoàng Hữu
Ảnh: Su Shelley

HOÀNG HỮU

Em mang theo rượu ngọt những ngày

Ngược đường gió

Chỉ tôi và cỏ dại

Dưới vòm cây em đã đi xa.

Dưới vòm cây em bỏ tôi đi

Trời cùng màu với cỏ

Chạm vào lá biết mình se giá

Chạm tay mình mới biết thực không em.

Dưới vòm cây tôi mãi mãi mất em

Dưới vòm cây tôi thường đêm gặp cỏ

Cỏ dại ơi!

Có bao giờ cỏ cũng bỏ ra đi?

LỜI BÌNH

Bài thơ có chủ đề một cuộc chia li đôi lứa. Nhân vật nam - đại từ “tôi” là bên bị động, nhận trực tiếp sự đau đớn dẫu không muốn cũng vẫn phải đối mặt. Đây cũng đâu phải trường hợp hi hữu mà trong tình yêu đã không thiếu những kết cục không mong muốn ấy? Có điều, ở mỗi hoàn cảnh mỗi khác và mỗi người cũng có cách ứng xử khác nhau?

Với Hoàng Hữu, nhân vật hóa thân như thể chính của hoàn cảnh nhà thơ và diễn biến sự việc được xếp trong một không gian nhỏ. Đó là “dưới vòm cây”. Rồi còn hạn hẹp hơn nữa vòm cây này chỉ có “cỏ”- loại sinh vật duy nhất, những hiện hữu chim muông, ong bướm, mây gió… đều không có trong mắt tác giả. Hơn thế, còn thêm cỏ cũng chỉ là cỏ dại nên sự bất lực càng được nhân lên bởi vì đã: “Em mang theo rượu ngọt những ngày” rồi! Tác giả dùng từ “rượu ngọt” vì rượu là loại cần thiết hàng đầu trong danh mục ẩm thực hàng ngày.

Người ta khi vui quá hoặc buồn quá đều tìm đến rượu. Còn “rượu ngọt” của Hoàng Hữu là ân ái, hạnh phúc tình yêu đôi lứa mà “những ngày” họ đã có cùng nhau “dưới vòm cây” mà bây giờ “em đã đi xa. Người “ngược đường gió” nên với anh chẳng còn ai, chẳng còn gì ngoài hoang mang “chỉ còn tôi và cỏ dại” bên gốc cây đơn độc ấy.

Khổ thứ hai - tâm trạng được đẩy lên nấc thang cao hơn. Cũng vẫn “vòm cây - cỏ - em bỏ đi - một người ở lại…” nhưng đã có thêm một bầu trời. Và bầu trời trong mắt người ở lại cũng “trời cùng màu với cỏ”. Nhà thơ không nói rõ màu sắc của đám cỏ nhưng người đọc dễ dàng nhận biết cỏ cũng buồn bã, vàng vọt như người. Rồi khi đã chia li hiển nhiên không thể khác, người ta cũng đâu dễ chấp nhận ngay mà vẫn mơ màng, hi vọng níu kéo: “không tin dù đó là sự thật”. Họ vẫn cố cần phải “mắt thấy, tay sờ” để khẳng định, mà ở đây kết quả vẫn hoàn “tay trắng”. Đến nỗi chạm vào những vô tri rồi cả vào cơ thể mình nữa cũng đều vô vọng: “Chạm vào lá biết tay mình se giá/ Chạm tay mình mới biết thực không em”.

Hoàng Hữu triển khai khổ kết bài thơ đến tối đa chủ ý. Nhân vật đã chấp nhận thực tế phũ phàng “mãi mãi mất em” đành tìm niềm an ủi còn lại bằng những kỉ niệm. Ấy là đám cỏ dưới vòm cây. Ấy là: “Dưới vòm cây tôi thường đêm gặp cỏ…”. Đâu chỉ một mà hằng đêm cũng chỉ toàn gặp được hoang hoải “cỏ dại”, khác với vạt cỏ thân thương dưới gốc cây ngày còn em. Biết tựa vào đâu đây? Thôi, dù cỏ dại thì vẫn là còn tồn tại sự sống, hi vọng. Hai câu kết đã dốc được cả nội dung một câu chuyện tình không có hậu: “Cỏ dại ơi/ Có bao giờ cũng bỏ ta đi?”

Một bài thơ ngắn gọn, không cầu kì cấu tứ, câu chữ. Hoàng Hữu đã thành công ở chọn cách khai thác tứ ấy, tình ấy bằng tài năng thi ca và sự từng trải của mình. Sự “cao tay” bố cục và ứng xử từ ngữ rất đúng, rất trúng trong mỗi câu, cặp câu cũng như toàn bài đã đơn giản được nhiều diễn giải dài dòng mà vẫn đạt được mong muốn. Ba khổ thơ, khổ nào cũng chỉ có: vòm cây, cỏ và một người thất tình… nhưng lại nói được hơn thế nhiều về cuộc đời?

“Không đề 2”, một bài thơ hay - ra đời từ năm 1980 trước một năm ngày tác giả mất. Bây giờ người đọc vẫn đón nhận nguyên giá trị nội dung bằng bút pháp hiệu quả của Hoàng Hữu, cho dù văn đàn đang nhiều bàn cãi về thơ truyền thống, hiện đại, hậu hiện đại…

Ấy là hồn thơ cố thi sĩ miền “cọ xòe ô che nắng” tài năng.

Báo Văn nghệ số 17/2016

Bài thơ "Lục bát hồi xuân" của Nguyễn Lâm Cẩn Bài thơ "Người đàn bà đội nước" của Đoàn Xuân Hoà Bài thơ "Cà phê Lối cũ" của Vũ Từ Trang Bài thơ "Tiếng vọng" của Nguyễn Quang Thiều Bài thơ "Về miền mây trắng" của Đoàn Văn Thanh
Đề xuất tăng thuế lĩnh vực văn hóa: Liệu có kìm hãm sự phát triển của ngành?

Đề xuất tăng thuế lĩnh vực văn hóa: Liệu có kìm hãm sự phát triển của ngành?

Baovannghe.vn - Trước đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng các hoạt động văn hóa, nhiều đại biểu Quốc hội và những người thực hành văn hóa bày tỏ sự lo ngại rằng việc này sẽ đặt thêm rào cản cho công nghiệp văn hóa.
Di sản tư liệu - nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế

Di sản tư liệu - nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế

Baovannghe.vn - Di sản tư liệu là cấu phần chủ chốt trong ký ức của nhân loại, giúp loài người hiểu về quá khứ, học hỏi từ quá khứ và định hình tương lai.
Phát hiện bản valse chưa từng công bố của Chopin sau 200 năm

Phát hiện bản valse chưa từng công bố của Chopin sau 200 năm

Baovannghe.vn - Chopin đã qua đời gần hai thế kỷ, nhưng âm nhạc của ông dường như vẫn còn những bất ngờ mới. Mới đây, một bản valse chưa từng được biết đến của Frédéric Chopin đã được tìm thấy tại Thư viện và Bảo tàng Morgan, New York.
Họa sĩ Tôn Thất Sa. Người lưu những hình ảnh nghệ thuật cổ ở Huế

Họa sĩ Tôn Thất Sa. Người lưu những hình ảnh nghệ thuật cổ ở Huế

Tổ tiên ông thuộc dòng Chúa Nguyễn Phúc Chu, một vị chúa tài hoa, rất sùng Phật nhưng oái oăm lại tỏ ra quá hà khắc với đạo công giáo. Chúa từng mẫn cán hăng hái với việc cấm Đạo Gia Tô. Nhưng lạ. Trang Giáo sử Việt Nam còn đậm nét một việc. Trong số con trai đông đúc (38 người) của chúa Nguyễn Phúc Chu có ông hoàng tử thứ 5 là Nguyễn Phúc Hải sau này là viễn tổ của họa sĩ Tôn Thất Sa. Theo cha từng cải đạo và gia nhập Giáo hội Công giáo, Tôn Thất Sa (1882-1980) mang tên thánh là Đa Minh (Dominique) sau này trở thành một họa sĩ tầm cỡ danh họa!
Cốt nhục - Truyện ngắn của Cao Duy Sơn

Cốt nhục - Truyện ngắn của Cao Duy Sơn

Baovannghe.vn - Con vàng nhà gã là giống chó ta đích thực, giống ăn cám lớn ị phân đen. Ba mươi ngàn kể không đắt, bởi nó là giống cái rồi sau sẽ sinh lời. Gã sướng khi nghĩ đến chuyện ấy.