Chuyên đề

Nghệ thuật: Vũ khí của Nghệ sĩ châu Phi chống bất bình đẳng giới

Phương Linh
Góc nhìn giới
08:00 | 22/08/2024
Baovannghe.vn - Bất bình đẳng giới là một vấn đề dai dẳng ở châu Phi, bắt nguồn sâu sắc từ cấu trúc văn hóa, xã hội và kinh tế đã đặt phụ nữ và trẻ em gái vào vị trí bất lợi trong suốt lịch sử phát triển của châu lục này. Nó được thể hiện dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như sự thiếu giáo dục, cơ hội việc làm và chăm sóc sức khỏe, cũng như luật pháp và sự phân biệt đối xử bám rễ đối với phụ nữ. Trong những năm gần đây, các nghệ sĩ châu Phi đã nhận ra tiềm năng của nghệ thuật như một công cụ mạnh mẽ để thay đổi xã hội, sử dụng tài năng của họ để tạo ra những tác phẩm thách thức các chuẩn mực xã hội, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, và truyền cảm hứng cho sự tiến bộ đầy ý nghĩa trong cộng đồng của họ.
aa
Nghệ thuật: Vũ khí của Nghệ sĩ châu Phi chống bất bình đẳng giới

Giải quyết bất bình đẳng giới thông qua tác phẩm của mình, các nghệ sĩ châu Phi đã góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề này

Nghệ thuật như một phương tiện để nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới

Nghệ thuật thị giác và biểu diễn có khả năng truyền đạt những ý tưởng phức tạp và gợi ra phản ứng cảm xúc từ khán giả.

Giải quyết bất bình đẳng giới thông qua tác phẩm của mình, các nghệ sĩ châu Phi đã góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề này, giúp định hình lại nhận thức và thái độ của xã hội đối với phụ nữ.

Một số nghệ sĩ châu Phi đã sử dụng nghệ thuật thị giác của họ để đối đầu trực diện với bất bình đẳng giới. Ví dụ, nghệ sĩ Kenya Wangechi Mutu đã tạo ra những bức tranh ghép hình mô tả phụ nữ châu Phi dưới nhiều hình thức, thách thức những cách thể hiện truyền thống về phụ nữ trong nghệ thuật và xã hội. Các tác phẩm đa phương tiện của nghệ sĩ Nigeria Njideka Akunyili Crosby khám phá các chủ đề về bản sắc, giới tính thuộc về văn hóa, thường kết hợp những câu chuyện cá nhân của chính mình với tư cách là một người phụ nữ.

Nghệ thuật biểu diễn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới ở châu Phi. Ví dụ, vở kịch "Giọng nói im lặng" của nhà viết kịch Uganda Judith Adong đã lột tả sự kỳ thị và im lặng xung quanh bạo lực tình dục đối với phụ nữ. Nhà biên đạo múa nổi tiếng Nam Phi Mamela Nyamza sử dụng những điệu nhảy như một phương tiện để giải quyết các vấn đề về giới tính, chủng tộc và tình dục, thách thức hiện trạng mất cân bằng giới và ủng hộ sự bình đẳng.

Trong lĩnh vực âm nhạc, các nghệ sĩ như ca sĩ kiêm nhạc sĩ và nhà hoạt động người Senegal Sister Fa sử dụng các bài hát của mình để nâng cao nhận thức về cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ (một hủ tục truyền thống của nhiều nước châu Phi) và vận động cho quyền của phụ nữ ở châu Phi.

Các nữ nghệ sĩ châu Phi như họa sĩ người Ethiopia Julie Mehretu, đã khám phá các chủ đề về di cư, sự mất mát và bản sắc trong các tác phẩm trừu tượng của mình, và nghệ sĩ thị giác người Nam Phi Zanele Muholi, người ghi lại cuộc sống của những phụ nữ đồng tính da đen ở Nam Phi, sử dụng nghệ thuật để thách thức các khuôn mẫu giới và kỳ vọng của xã hội.

Nghệ thuật: Vũ khí của Nghệ sĩ châu Phi chống bất bình đẳng giới

Nghệ thuật như một nền tảng cho sự trao quyền và tự biểu đạt của phụ nữ

Các dự án nghệ thuật liên quan đến cộng đồng

Một số nghệ sĩ châu Phi đã thực hiện các dự án có sự tham gia của cộng đồng, nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động tập thể trong giải quyết bất bình đẳng giới. Ví dụ, "The Nest Collective" của nghệ sĩ người Kenya Jim Chuchu là một nhóm các nghệ sĩ đa ngành thông qua các hình thức nghệ thuật khác nhau cùng mổ xẻ các chủ đề về giới tính, bản sắc và chuẩn mực văn hóa. Bên cạnh đó, tại Nam Phi, dự án "Sweatshop" do nghệ sĩ Lady Skollie dẫn đầu sử dụng in ấn như một công cụ để thu hút phụ nữ từ các tầng lớp khác nhau tham gia vào các cuộc trò chuyện về giới tính, tình dục.

Nhiều nghệ sĩ châu Phi không chỉ dừng lại ở việc thực hành nghệ thuật mà còn trở thành nhà hoạt động và người tạo ra sự thay đổi, ủng hộ bình đẳng giới và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và tổ chức địa phương để tạo ra tác động thiết thực. Ví dụ, nghệ sĩ và nhà hoạt động người Nigeria Yegwa Ukpo đã đồng sáng lập không gian nghệ thuật "Stranger Lagos", tổ chức các triển lãm, hội thảo và sự kiện tuyên truyền về bình đẳng giới và thay đổi xã hội.

Nghệ sĩ và nhà hoạt động người Zimbabwe Kudzanai Chiurai sử dụng nghệ thuật của mình để khám phá các chủ đề về quyền lực, giới tính và chính trị, hợp tác với các tổ chức như Ân xá Quốc tế để nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền ở châu Phi.

Khi chúng ta đang gặt hái những tiến bộ mà các nghệ sĩ châu Phi đã đạt được trong việc giải quyết bất bình đẳng giới thông qua các tác phẩm của họ, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết tận gốc.

Điều quan trọng là ta cần tiếp tục hỗ trợ các nghệ sĩ châu Phi và những nỗ lực của họ để tạo ra một tương lai công bằng và bình đẳng hơn cho tất cả mọi người.

Tác động của nghệ thuật của họ đã vượt qua các ranh giới, gửi đi thông điệp về hy vọng, sức chịu đựng của những người yếu thế và sự chuyển mình của họ, vang vọng tới khán giả trên toàn thế giới. Bằng cách nắm lấy sức mạnh của nghệ thuật như một động lực cho sự thay đổi, chúng ta có thể giúp phá bỏ những rào cản duy trì bất bình đẳng giới và hướng tới một xã hội hòa nhập và bình đẳng hơn.

Phương Linh - Theo momaa | Báo Văn Nghệ

----------

Bài viết cũng chuyên mục:

Thế giới kỳ diệu của Hilda Viết, về và vì một thế giới đang thay đổi Ranh giới của hạnh phúc Bí ẩn nữ tính: Vấn đề không tên Labubu: Cơn sốt mới trong thế giới sưu tầm đồ chơi lưu niệm
Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Baovannghe.vn - Gần đây, người ta lấy thuốc hậu sản cho phụ nữ rất nhiều. Ngoạn thấy bố gọi chứng trầm cảm sau sinh là hậu sản. Bố nói, tất cả những căn bệnh của phụ nữ sau sinh đều nguy hiểm đối với không chỉ người mẹ, đứa con mà còn đối với cả cuộc hôn nhân.
Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Baovannghe.vn - Định mệnh không phải thứ Thượng đế trao sẵn mà tiềm ẩn từ khối óc và bàn tay chăm chỉ. Điều công chính, rành rọt là Rũng Xầu muốn tận hưởng đủ đầy thành quả giấc mơ Đá chín một cách hiện hữu thì gã phải trung thực trên mọi chặng đường đời có vay có trả.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Baovannghe.vn- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Baovannghe.vn - Di sản Tư liệu của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”
Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Baovannghe.vn - Nghe con trai khuyên nhủ bà thấy yên tâm ngồi dậy ăn cơm cùng thằng con. Thằng bé buồn buồn gắp thức ăn cho mẹ, nhưng lại quay đi gạt nước mắt